Cơ chế di truyền biến dị


Phần năm. DI TRUYỀN HỌC
Chương I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
Câu 1. Trong quá trình nhân đôi, mạch nào của mạch khuôn ADN được tổng hợp liên tục?
A. Mạch gốc có chiều 3/  → 5/                                           B. mạch bổ sung  có chiều 5/  → 3
C. Mạch gốc cùng chiều với chiều tháo xoắn                    D. Cả 2 mạch khuôn
Câu 2: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?
A. 6 loại mã bộ ba.                                                           B. 3 loại mã bộ ba.             
C. 27 loại mã bộ ba.                                                          D. 9 loại mã bộ ba.
Câu 3: Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là:
 A. UGU, UAA, UAG                                                      B. UUG, UGA, UAG       
C. UAG, UAA, UGA                                                        D. UUG, UAA, UGA
Câu 4: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là
     A. Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.        
     B. Mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.
     C. Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
     D. Một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.
Câu 5. Chuyển gen tổng hợp insulin của người vào vi khuẩn, tế bào vi khuẩn tổng hợp được protein insulin là vì mã di truyền có
A. Tính thoái hóa                                                              B. Tính phổ biến                     
C. Tính đặc hiệu                                                                D. Bộ ba kết thúc
Câu 6. Nguyên nhân hình thành các đoạn Okazaki trong nhân đôi ADN là:
1.      Tính chất cấu tạo 2 mạch song song và ngược chiều của ADN
2.      Hoạt động sao chép của enzim ADN polimeaza
3.      ADN sao chép theo kiểu nửa gián đoạn
4.      Sự có mặt của enzim ligaza
Câu trả lời đúng là:   A. 1, 3             B. 1, 2             C. 3, 4             D. 2, 4
Câu 7: Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối, enzim nối đó là
     A. ADN giraza                                                      B. ADN pôlimeraza           
   C. hêlicaza                                                                D. ADN ligaza
Câu 8: Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là:
     A. Tháo xoắn phân tử ADN.
     B. Lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.
     C. Bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN.     
     D. Nối các đoạn Okazaki với nhau.
Câu 9. Mã di truyền có đặc điểm nào sau đây?
    1. Mã di truyền mỗi loài có đặc điểm riêng biệt và đặc trưng        
    2. Mã di truyền có tính liên tục
    3. Trên mARN, mã di truyền được đọc theo chiều 5’ -> 3’                      
    4. Mã di truyền có tính thoái hóa                 5. Mã di truyền có tính đặc hiệu       
    6. Mã di truyền có tính phổ biến                 7. Mã di truyền có tính độc lập
Phương án đúng là:
            A. 1,2,3,4,5,6,7           B. 1,7              C. 2,3,4,5,6                 D. 2,3,4,5,6,7
Câu 10: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?
     A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.
     B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.
     C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
     D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.
Câu 11: Bản chất của mã di truyền là
     A. Trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
     B. Các axit amin đựơc mã hoá trong gen.
     C. Ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axit amin.
     D. Một bộ ba mã hoá cho một axit amin.
Câu 12. Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực và có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ?
(1)   Có sự hình thành đoạn okazaki
(2)   Nucleotit mới tổng hợp được liên kết vào đầu 3’ của mạch mới
(3)   Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu quá trình tái bản
(4)   Diễn ra theo NTBS và nguyên tắc bán bảo tồn
(5)   Enzim ADN polimeraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN
(6)   Sử dụng 8 loại nu A,T, G, X, A, U, G, X làm nguyên liệu
A.     5                      B. 4                 C. 3                 D. 6
Câu 13: Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa một axit amin trừ AUG và UGG, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?
     A. Mã di truyền có tính phổ biến.                                B. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
     C. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.                               D. Mã di truyền có tính thoái hóa.
Câu 14: Đơn vị mang thông tin di truyền trong ADN được gọi là
     A. nuclêôtit.                       B. bộ ba mã hóa.                C. triplet.                           D. gen.
Câu 15: Đơn vị mã hoá thông tin di truyền trên ADN được gọi là
     A. gen.                               B. codon.                           C. triplet.                           D. axit amin.
Câu 16: Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim pôlimeraza là:
A. Bẻ gãy các lên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tử AND.
B. Nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục.
C. Tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của AND.
D. Tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử AND.
Câu 17: Ở tế bào nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ xày ra ở tế bào chất:
    A. Phiên mã tổng hợp tARN.                                 B. Nhân đôi AND.       
   C. Phiên mã tổng hợp mARN.                                D. Dịch mã.
Câu 18: Một trong những đặc điểm khác nhau giữa quá trình nhân đôi AND ở sinh vật nhân thực với quá trình nhân đôi AND ở tế bào nhân sơ là
A. Số lượng các đơn vị nhân đôi.                   B. Nguyên liệu dùng để tổng hợp.
C. Chiều tổng hợp.                                         D. Nguyên tắc nhân đôi.
Câu 19: Một đoạn phân tử ADN dài 0,306 µm, tỉ lệ A/G=3/7. Số lượng từng loại nuclêôtit trong phân tử ADN trên là bao nhiêu?
A.A=T=270; G=X=630                                  B.A=T=630; G=X=270
C.A=T=540; G=X=1260                                D.A=T=1260; G=X=540
Câu 20: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là
     A. 1800                              B. 2400                              C. 3000                              D. 2040


PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
Câu 1: Quá trình phiên mã ở vi khuẩn E.coli xảy ra trong
     A. ribôxôm.                       B. tế bào chất.                   C. nhân tế bào.                  D. ti thể.
Câu 2: Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của
     A. mạch mã hoá.                B. mARN.                         C. mạch mã gốc.                D. tARN.
Câu 3. Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế
       A. nhân đôi ADN và phiên mã.                B. nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã.
       C. nhân đôi ADN và dịch mã.                  D. phiên mã và dịch mã.
Câu 4. Cho các dữ kiện sau:      
       1- enzim ligaza nối các đon exon;         
       2- mạch gốc của gen làm nhiệm vụ phiên mã;
       3- enzim rectrictaza cắt các đon intron ra khỏi exon;
       4- ARN polimeraza lắp ráp nucleotit bổ sung vào đầu 3/-OH mạch gốc ca gen;
5- ARN tổng hp đưc đến đâu t hai mạch của gen đóng xon lại đến đó.
 Số d kiện xảy ra trong quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ là
       A. 2                                    B. 4                                C. 3                                 D. 5
Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN?
     A. mARN có cấu trúc mạch kép, dạng vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.
     B. mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.
     C. mARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.
     D. mARN có cấu trúc mạch đơn, dạng thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.
Câu 6: Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là
     A. codon.                           B. axit amin.                      B. anticodon.                     C. triplet.
Câu 7. Cho các thông tin sau đây:
(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.
(2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.
(3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.
(4) mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành.
Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là
            A. (2) và (4).  B. (2) và (3).    C. (3) và (4).                D. (1) và (4).
Câu 8: Trong quá trình phiên mã, chuỗi poliribônuclêôtit được tổng hợp theo chiều nào?
     A. 3’ → 3’.                        B. 3’ → 5’.                        C. 5’ → 3’.                        D. 5’ → 5’.
Câu 9: Giai đoạn hoạt hoá axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở:
     A. nhân con                       B. tế bào chất                    C. nhân                              D. màng nhân
Câu 10: Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế
     A. nhân đôi ADN và phiên mã.                                   B. nhân đôi ADN và dịch mã.
     C. phiên mã và dịch mã.                                              D. nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã.
Câu 11. Biết các bộ ba trên mARN mã hoá các axit amin tương ứng như sau: 5’XGA3'  mã hoá axit amin Acginin; 5'UXG3’    5’AGX3'  cùng mã hoá axit amin Xêrin;  5’GXU3'  mã hoá axit amin Alanin. Biết trình tự các nuclêôtit ở một đoạn trên mạch gốc của vùng mã hoá ở một gen cấu trúc của sinh vật nhân sơ là  5’GXTTXGXGATXG3’. Đoạn gen này mã hoá cho 4 axit amin, theo lí thuyết, trình tự các axit amin tương ứng với quá trình dịch mã là
            A. Acginin – Xêrin – Alanin – Xêrin.             B. Xêrin – Acginin – Alanin – Acginin.
            C. Xêrin –  Alanin – Xêrin – Acginin.            D. Acginin – Xêrin –  Acginin – Xêrin.
Câu 12: Cặp bazơ nitơ nào sau đây không có liên kết hidrô bổ sung?
     A. U và T                           B. T và A                           C. A và U                    D. G và X
Câu 13: Nhận định nào sau đây là đúng về phân tử ARN?
     A. Tất cả các loại ARN đều có cấu tạo mạch thẳng.
     B. tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm.
     C. mARN được sao y khuôn từ mạch gốc của ADN.
     D. Trên các tARN có các anticodon giống nhau.
Câu 14: Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
     A. mARN                          B. ADN                       C. prôtêin                 D. mARN và prôtêin
Câu 15: Enzim chính tham gia vào quá trình phiên mã là
     A. ADN-polimeraza.         B. restrictaza.         C. ADN-ligaza.                 D. ARN-polimeraza.
Câu 16. Hãy chọn phát biểu đúng
A. Một mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin
B. Đơn phân cấu trúc ARN gồm 4 loại nu là A, T, G, X
C. Ở sinh vật nhân chuẩn, axit amin mở đầu cho chuỗi polipeptit là mêtionin
D.    Phân tử mARN và rARN đều có cấu trúc mạch kép
Câu 17. Bộ ba đối mã (anticôđon) của tARN vận chuyển axit amin mêtiônin là
A. 5'AUG3'.                B. 3'XAU5'.                C. 5'XAU3'.                D. 3'AUG5'.
Câu 18. Xét các phát biểu sau đây:
(1)    Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng một bô ba mang thông tin qui định cấu trúc của một loại aa
(2)    Trong quá trình nhân đôi ADN mạch được tổng hợp gián đoạn là mạch có chiều 3’ – 5’ so với chiều trượt của enzim tháo xoắn
(3)    Tính phổ biến của mã di truyền là hiện tượng một loại aa do nhiều bộ ba khác nhau quy định tổng hợp
(4)    Trong quá trình phiên mã, cả hai mạch của gen điều được sử dụng làm khuôn để tổng hợp phân tử mARN
(5)    Trong quá trình dịch mã, riboxom trượt trên phân tử mARN theo chiều từ đầu 3’ của mARN đến đầu 5’ của mARN
Trong 5 phát biểu nói trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 2                 B. 3                 C.4                  D. 1
Câu 19: Sản phẩm của giai đoạn hoạt hoá axit amin là
     A. axit amin hoạt hoá.       B. axit amin tự do.            C. chuỗi polipeptit.      D. phức hợp aa-tARN.
Câu 20: Đơn vị mã hoá cho thông tin di truyền trên mARN được gọi là
     A. anticodon.                     B. codon.                           C. triplet.                           D. axit amin.

ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN
Câu 1. Ở operon Lac, nếu có 1 đột biến làm mất 1 đoạn ADN thì trường hợp nào sau đây sẽ làm cho tất cả các gen cấu trúc không tổng hợp được protein
A. Mất vùng khởi động (p)                             B. Mất gen điều hòa
C. Mất vùng vận hành (o)                               D. Mất một gen cấu trúc.
Câu 2: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, lactôzơ đóng vai trò của chất
     A. xúc tác                          B. ức chế.                          C. cảm ứng.                       D. trung gian.
Câu 3: Gen điều hòa opêron hoạt động khi môi trường
     A. không có chất ức chế.                                             B. có chất cảm ứng.
     C. không có chất cảm ứng.                                          D. có hoặc không có chất cảm ứng.
Câu 4. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac, sự kiện nào sau đây thường xuyên diễn ra?
  1. Một số phân tử lactozo liên kết với protein ức chế
  2. Gen điều hòa R tổng hợp protein ức chế
  3. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng
  4. ARN polimeraza liên kết với vùng khởi động của operon Lac và tiến hành phiên mã
Câu 5. Trong cấu trúc operon, vùng khởi động có vai trò
  1. Nơi gắn các enzim tham gia dịch mã tổng hợp protein
  2. Nơi mà ARN polymeraza bám vào và khởi đầu phiên mã
  3. Nơi tổng hợp protein ức chế
D.    Nơi gắn protein ức chế làm ngăn cản sự phiên mã
Câu 6: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là
A. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên các gen cấu trúc.
B. nơi gắn vào của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã.
C. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng vận hành.
D. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi động.
Câu 7. Trình tự các thành phần của một Opêron:
A. Vùng vận hành - Vùng khởi động - Nhóm gen cấu trúc                          
B. Vùng khởi động - Vùng vận hành - Nhóm gen cấu trúc
C. Nhóm gen cấu trúc - Vùng vận hành - Vùng khởi động                           
D. Nhóm gen cấu trúc - Vùng khởi động - Vùng vận hành  
Câu 8. Trong cơ chế điều hòa sinh tổng hợp protein ở vi khuẩn E. Coli, khi môi trường không có lactoz thì diễn ra sự kiện :  
             I- Gen điều hòa chỉ huy tổng hợp 1 loại protein ức chế gắn vào vùng vận hành 
             II- Chất cảm ứng kết hợp với protein ức chế và làm vô hiệu nó  
             III- Quá trình phiên mã của gen cấu trúc bị ức chế, không tổng hợp được mARN   
             IV- Vùng vận hành khởi động, các gen cấu trúc được hoạt động tổng hợp mARN, từ đó tổng hợp các chuỗi polipeptit 
Phương án đúng sẽ là:   A.  I, IV                 B.  II, III         C.  II, IV         D.  I, III
Câu 9: Trình tự nuclêôtit đặc biệt của một opêron để enzim ARN-polineraza bám vào khởi động quá trình phiên mã được gọi là
     A. vùng khởi động.           B. gen điều hòa.                 C. vùng vận hành.             D. vùng mã hoá.
Câu 10: Sản phẩm hình thành cuối cùng theo mô hình của opêron Lac ở E.coli là:
     A. 1 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzim phân hủy lactôzơ
     B. 3 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 3 loại enzim phân hủy lactôzơ
     C. 1 phân tử mARN mang thông tin tương ứng của 3 gen Z, Y, A
     D. 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A
Câu 11: Sản phẩm hình thành trong phiên mã theo mô hình của opêron Lac ở E.coli là:
     A. 1 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzim phân hủy lactôzơ
     B. 3 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 3 loại enzim phân hủy lactôzơ
     C. 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A
    D. 1 chuỗi poliribônuclêôtit mang thông tin của 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A
Câu 12: Hai nhà khoa học người Pháp đã phát hiện ra cơ chế điều hoà hoạt động gen ở:
     A. vi khuẩn lactic.             B. vi khuẩn E. coli.            C. vi khuẩn Rhizobium.     D. vi khuẩn lam.
Câu 13: Trong opêron Lac, vai trò của cụm gen cấu trúc Z, Y, A là:
     A. tổng hợp prôtein ức chế bám vào vùng khởi động để khởi đầu phiên mã.
     B. tổng hợp enzim ARN polimeraza bám vào vùng khởi động để khởi đầu phiên mã.
     C. tổng hợp prôtein ức chế bám vào vùng vận hành để ngăn cản quá trình phiên mã.
     D. tổng hợp các loại enzim tham gia vào phản ứng phân giải đường lactôzơ.
Câu 14: Theo mô hình operon Lac, vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng?
     A. Vì lactôzơ làm mất cấu hình không gian của nó.    
     B. Vì prôtêin ức chế bị phân hủy khi có lactôzơ.
     C. Vì lactôzơ làm gen điều hòa không hoạt động.       
      D. Vì gen cấu trúc làm gen điều hoà bị bất hoạt.
Câu 15: Nội dung chính của sự điều hòa hoạt động gen là
     A. điều hòa quá trình dịch mã.                                     B. điều hòa lượng sản phẩm của gen.
     C. điều hòa quá trình phiên mã.                                   D. điều hoà hoạt động nhân đôi ADN.



ĐỘT BIẾN GEN
Câu 1: Tác nhân sinh học có thể gây đột biến gen là
     A. vi khuẩn                        B. động vật nguyên sinh                 C. 5BU                 D. virut hecpet
Câu 2: Trong các dạng đột biến gen, dạng nào thường gây biến đổi nhiều nhất trong cấu trúc của prôtêin tương ứng, nếu đột biến không làm xuất hiện bộ ba kết thúc?
     A. Mất một cặp nuclêôtit.                                            B. Thêm một cặp nuclêôtit.
     C. Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.                           D. Thay thế một cặp nuclêôtit.
Câu 3. Trong bảng mã di truyền của mARN có: Mã kết thúc: UAA, UAG, UGA. Mã mở đầu: AUG.             5'GXUAUGXGXUUAXGAUAGXUAGGAAGX3'.
     Khi nó dịch mã thành chuỗi polipeptit thì chiều dài của chuỗi là (tính bằng axit amin) ?                 
     A. 4                                    B. 5                             C. 9                             D. 10
Câu 4: Đột biến xảy ra trong cấu trúc của gen
     A. biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp tử          B. cần 1 số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình.
     C. được biểu hiện ngay ra kiểu hình.                 D. biểu hiện ngay ở cơ thể mang đột biến.
Câu 5. Gen S  đột biến thành gen s. Khi gen S và gen s cùng tự nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen s ít hơn so với cho gen S là 8 nuclêôtit. Dạng đột biến xảy ra với gen S là
            A. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit.                           B. thay thế 1 cặp nuclêôtit.
            C. mất 2 cặp nuclêôtit.                                    D. mất 1 cặp nuclêôtit.
Câu 6. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
B. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.
C. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
D. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau trong quần thể.
Câu 7: Dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit nếu xảy ra trong một bộ ba giữa gen, có thể
     A. làm thay đổi toàn bộ axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.
     B. làm thay đổi nhiều nhất một axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.
     C. làm thay đổi ít nhất một axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.
     D. làm thay đổi một số axit amin trong chuỗi pôlypeptít do gen đó chỉ huy tổng hợp.
Câu 8: Dạng đột biến điểm làm dịch khung đọc mã di truyền là
     A. thay thế cặp A-T thành cặp T-A                             B. thay thế cặp G-X thành cặp T-A
     C. mất cặp nuclêôtit A-T hay G-X                              D. thay thế cặp A-T thành cặp G-X
Câu 9: Nếu mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit xảy ra ở codon đầu tiên trong đoạn mã hoá thì:
A. thay một axitamin này bằng axitamin khác.
B. thay đổi thành phần, trật tự sắp xếp của các axitamin trong chuỗi polipeptit do gen đó tổng hợp.
C. không ảnh hưởng gì tới qúa trình giải mã.
D. mất hoặc thêm một axitamin mới
Câu 10: Đột biến làm biến đổi nhiều nhất đến cấu trúc của chuỗi pôlipeptit tương ứng do gen đó tổng hợp là:
A. Thêm 1 cặp nucleotit vào phía cuối gen.
B. Mất 1 cặp nuclêôtit ở phía đầu gen.
C. Thay thế một cặp nucleotit  ở giữa gen.
D. Đảo vị trí của cặp nuclêôtit này với cặp nuclêôtit khác ở giữa gen.
Câu 11:. Trong một quần thể thực vật có alen A bị đột biến thành alen a. Thể đột biến là:
A. Cá thể mang kiểu gen AA.                        B. Cá thể mang kiểu gen Aa.
C. Cá thể mang kiểu gen aa.                          D. không có cá thể nào nói trên.
Câu 12: Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen?
     A. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.
     B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
     C. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.
     D. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính.
Câu 13: Tác nhân hoá học như 5- brôm uraxin là chất đồng đẳng của timin gây
   A. đột biến thêm A.                                                                                    B.đột biến mất A.
   C. 2 phân tử timin trên cùng 1 mạch AND gắn nối với nhau.                   D.đột biến A-T"G-X.
Câu 14: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X thì số liên kết hyđrô sẽ
    A. tăng 1.               B. tăng 2.                    C. giảm 1.                    D. giảm 2.
Câu 15: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T thì số liên kết hyđrô sẽ
  A. tăng 1.                 B. tăng 2.                    C. giảm 1.                    D. giảm 2.
Câu 16: Căn cứ vào trình tự của các nucleotit trước và sau đột biến của một đoạn gen, hãy cho biết dạng đột biến:
         Trước đột biến:  ATTGXXTXXAAGAXT     Sau đột biến:  ATTGXXTAXAAGAXT
                                   TAAXGGAGGTTXTGA                             TAAXGGATGTTXTGA                                                                     
         A. Thêm một cặp nucleotit.                                        B. Thay thế một cặp nucleotit.
         C. Mất một cặp nucleotit.                                           D. Đảo vị trí một cặp nucleotit.
Câu 17: Căn cứ vào trình tự của các nucleotit trước và sau đột biến của một đoạn gen, hãy cho biết dạng đột biến:
         Trước đột biến:  ATTGXXTXXAAGAXT      Sau đột biến: ATTGXXTAXXAAGAXT
                                   TAAXGGAGGTTXTGA                           TAAXGGATGGTTXTGA                                                          
         A. Thêm một cặp nucleotit.                                        B. Thay thế một cặp nucleotit.
         C. Mất một cặp nucleotit.                                           D. Đảo vị trí một cặp nucleotit.
Câu 18. Tần số đột biến của mỗi gen rất thấp nhưng đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho quá trình chọn lọc vì:
(1)               Ảnh hưởng của đột biến gen đến sức sống cơ thể sinh vật ít nghiêm trọng so với đột biến nhiễm sắc thể
(2)               Đột biến gen trong quần thể rất lớn
(3)               Đột biến gen thường ở trạng thái lặn
(4)               Quá trình giao phối đã phát tán các đột biến và làm tăng xuất hiện các biến dị tổ hợp
Phương án đúng là:                                         
A.       (1), (2), (3), (4)            B. (1), (3)        C. (1), (2)                    D. (1), (2), (3)
Câu 19. Nội dung nào sau đây sai, khi nói về đột biến gen?
I.                   Đột biến lặn là biến đổi gen lặn thành gen trội
II.                Một đột biến có thể biểu hiện có hại ở môi trường này, nhưng có thể tỏ ra có lợi ở môi trường khác
III.             Một đột biến tỏ ra có hại khi đứng ở tổ hợp gen này nhưng có thể có lợi khi ở tổ hợp gen khác
IV.             Đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho quá trình chọn lọc tự nhiên và quan trọng hơn nếu đó là các đột biến lặn.
V.                Đột biến gen xuất hiện trong quá trình giảm phân gọi là đột biến sôma
Phương án đúng là:                 A. I, V             B. V                C. II, IV          D. II, III
Câu 19: Biến đổi trên một cặp nuclêôtit của gen phát sinh trong nhân đôi ADN được gọi là
        A. đột biến                      B. đột biến gen.                 C. thể đột biến.                  D. đột biến điểm.
Câu 20. Gen A    sinh vật nhân sơ dài 408 nm và có số nuclêôtit loại timin nhiều gấp 2 lần số nuclêôtit loại guanin. Gen A bị đột biến điểm thành alen a. Alen a có 2798 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của alen a là:
            A. A = T = 799; G = X = 400.                        B. A = T = 801; G = X = 400.
            C. A = T = 800; G = X = 399.                        D. A = T = 799; G = X = 401.

NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
Câu 1: Đột biến lệch bội là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể liên quan tới
     A. một số cặp nhiễm sắc thể.                                    B. một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể.
     C. một, một số hoặc toàn bộ các cặp NST.                  D. một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
Câu 2:Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A.    Đột biến đảo đoạn làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.
B.     Đột biến mất đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
C.     Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường mà không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.
D.    Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một nhiễm sắc thể.
Câu 3:  Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản và sợi nhiễm sắc thể có đường kính lần lượt là
A.30 nm và 300 nm             B. 11nm và 300 nm           C. 11 nm và 30 nm          D.30 nm và 11 nm
Câu4: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho hai alen của một gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể đơn?
A. Đảo đoạn.                                                             B. Mất đoạn.
C. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.                D. Lặp đoạn.
Câu 5:  Ở người, những bệnh, hội chứng nào sau đây liên quan đến đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
A. Bệnh phêninkêto niệu, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.
B. Bệnh ung thư máu ác tính, hội chứng tiếng mèo kêu.
C. Bệnh máu khó đông, hội chứng Tớcnơ.             
D. Bệnh bạch tạng, hội chứng Đao.
Câu 6: Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?
(1)   Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể.
(2)   Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
(3)   Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết.
(4)   Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
A. (2), (3).                     B. (1), (2).                       C. (2), (4).                         D. (1), (4).
Câu 7: Khi nói về nhiễm sắc thể ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?
A.    Đơn vị cấu trúc cơ bản của nhiễm sắc thể là nuclêôxôm.
B.     Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.
C.    Thành phần hóa hoạc chủ yếu của nhiễm sắc thể là ARN và prôtêin.
D.    Cấu trúc cuộn xoắn tạo điều kiện cho sự nhân đôi nhiễm sắc thể.
Câu 8: Những dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một nhiễm sắc thể là
    A. đảo đoạn và chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể.        B. mất đoạn và lặp đoạn.                  
   C. lặp đoạn và chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể.          D.mất đoạn và đảo đoạn.
Câu 9: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây mất cân bằng gen nghiêm trọng nhất là:
    A. đảo đoạn.                        B. chuyển đoạn.          C. mất đoạn.                D. lặp đoạn.
Câu 10: Đơn vị cấu trúc gồm một đoạn ADN chứa 146 cặp nu quấn quanh 8 phân tử histon 1 ¾ vòng của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được gọi là
 A. ADN.                   B. nuclêôxôm.             C. sợi cơ bản.              D. sợi nhiễm sắc.
Câu 11: Ở người, mất phần vai dài  nhiễm sắc thể số 22 sẽ gây nên bệnh
 A. ung thư máu.          B. bệnh Đao.               C. máu khó đông.        D. hồng cầu hình lưỡi liềm.
Câu 12: Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?
            (1): ABCD.EFGH → ABGFE.DCH
            (2): ABCD.EFGH → AD.EFGBCH
            A. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2) chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể
            B. (1): chuyển đoạn chứa tâm động; (2) đảo đoạn chứa tâm động
            C. (1): chuyển đoạn không chứa tâm động; (2) chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể
            D. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (1): đảo đoạn không chứa tâm động;
Câu 13. Xét các loại đột biến sau:
(1). Mất đoạn NST                  (2). Lặp đoạn NST                  (3). Chuyển đoạn không tương hỗ
(4). Đảo đoạn NST                  (5). Đột biến thể một              (6). Đột biến thể ba
Những loại đột biến làm thay đổi độ dài của phân tử ADN là
  1. (2), (3), (4), (5)            B. (1), (2), (3)              C. (1), (2), (3), (6)       D. (1), (2), (5), (6)
Câu 14: Cấu trúc của NST sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự:
A.  Phân tử ADN    đơn vị cơ bản nuclêôxôm     sợi cơ bản    sợi nhiễm sắc    crômatit
B.  Phân tử ADN     sợi cơ bản     đơn vị cơ bản nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → crômatit
C.  Phân tử ADN  → đơn vị cơ bản nuclêôxôm  → sợi nhiễm sắc  → sợi cơ bản  → crômatit
D.  Phân tử ADN  → sợi cơ bản  → sợi nhiễm sắc  → đơn vị cơ bản nuclêôxôm  → crômatit
Câu 15: Để loại bỏ những gen xấu khỏi nhiễm sắc thể, người ta đã vận dụng hiện tượng
A. mất đoạn nhỏ.        B. mất đoạn lớn.         C. chuyển đoạn nhỏ.   D. chuyển đoạn lớn.

ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
Câu 1: Ở người, một số bệnh di truyền do đột biến lệch bội được phát hiện là
     A. ung thư máu, Tơcnơ, Claiphentơ.                           B. Claiphentơ, Đao, Tơcnơ.
     C. Claiphentơ, máu khó đông, Đao.                            D. siêu nữ, Tơcnơ, ung thư máu.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đột biến NST?
A. Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của từng NST.
B. Đột biến đa bội chủ yếu gặp ở những loài động vật bậc cao.
C. Đa bội là dạng đột biến NST trong đó tế bào đột biến chứa nhiều hơn 2 lần số NST đơn bội (3n, 4n, 5n, ...).
D. Lệch bội là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở một hay một số cặp nào đó (2n+1, 2n-1, ...).
Câu 3: Sự không phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ
     A. dẫn tới trong cơ thể có dòng tế bào bình thường và dòng mang đột biến.
     B. dẫn tới tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến.
     C. chỉ có cơ quan sinh dục mang đột biến.                            
    D. chỉ các tế bào sinh dưỡng mang đột biến.
Câu 4:  Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng ?
A.    Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.
B.     Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân
C.     Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không thể phân li
D.    Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một số hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
Câu 5:  Con lai được sinh ra từ phép lai khác loài thường bất thụ, nguyên nhân chủ yếu là do
A. số lượng nhiễm sắc thể của hai loài không bằng nhau, gây trở ngại cho sự nhân đôi nhiễm sắc thể.
B. các nhiễm sắc thể trong tế bào không tiếp hợp với nhau khi giảm phân, gây trở ngại cho sự phát sinh giao tử.
C. cấu tạo cơ quan sinh sản của hai loài không phù hợp.
D. số lượng gen của hai loài không bằng nhau.
Câu 6: Trường hợp cơ thể sinh vật trong bộ nhiễm sắc thể gồm có hai bộ nhiễm của loài khác nhau là
A.thể lệch bội.                       B.đa bội thể chẵn.                   C.thể dị đa bội.           D.thể lưỡng bội.
Câu 7: Chất cônsixin thường được dùng để gây đột biến thể đa bội, bởi vì nó có khả năng
A. kích thích cơ quan sinh dưỡng phát triển nên các bộ phận này thường có kích thước lớn.
B. tăng cường sự trao đổi chất ở tế bào, tăng sức chịu đựng ở sinh vật.
C. tăng cường quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ.
D. cản trở sự hình thành thoi vô sắc làm cho nhiễm sắc thể không phân ly.
Câu 8: Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Một cá thể của loài trong tế bào có 21 nhiễm sắc thể cá thể đó thuộc thể
A. dị bội.                   B. tam nhiễm.              C. tam bội.                  D. đa bội lệch.
Câu 9: Sự kết hợp giữa giao tử 2n của loài A với giao tử 2n của loài B tạo thể
A. tứ bội.                               B. song nhị bội.                       C. bốn nhiễm.              D. bốn nhiễm kép.
Câu 10: Trong tự nhiên đa bội thể thường gặp phổ biến ở
       A. vi khuẩn.                    B.  các loài sinh sản hữu tính.             C. thực vật.                 D. nấm.
Câu 11: Hội chứng “Đao” có đặc điểm của bộ NST trong các tế bào sinh dưỡng của cơ thể như sau:
         A. 47, XXX.                        B. 47, XXY.                     C. 47, có 3 NST 21.                D. 45, XO.
Câu 12: Loài bông ở Châu Âu có 2n=26 NST đều có kích thước lớn, loài bông hoang dại ở Mĩ có 2n=26 NST đều có kích thước nhỏ. Loài bông ở Mĩ được tạo ra bằng cách lai xa và đa bội hóa giữa loài bông ở châu Âu với loài bông hoang dại Mĩ. Loài bông trồng ở Mĩ có số NST trong tế bào sinh dưỡng là:
            A. 13 NST lớn và 26 NST nhỏ                       B. 13 NST lớn và 13 NST nhỏ
            C. 26 NST lớn và 13 NST nhỏ                       D. 26 NST lớn và 26 NST nhỏ
Câu 13: Ở cà độc dược 2n = 24. Số dạng đột biến thể ba nhiễm được phát hiện ở loài này là
    A. 12.                                               B. 24.                         C. 25.                           D. 23.
Câu 14: Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của thể một thuộc loài này có số lượng nhiễm sắc thể là:
             A. 16.                                     B. 13.                          C. 12                           D. 15.
Câu 15: Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết kiểu gen nào sau đây có thể tạo ra loại giao tử aa với tỉ lệ 50%?
    A. Aaaa.                      B. AAAa.                                C. AAaa.                     D. aaaa.
Câu 16: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao 4n có kiểu gen AAaa sẽ sinh ra các loại giao tử:
A. 1AA : 4Aa : 1aa                 B. 2AA : 4Aa : 2aa          C. ½ AA : ½ aa      D. ½ Aa : ½ aa
Câu 17: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao 3n có kiểu gen AAa sẽ sinh ra các loại giao tử:
A. 1A : 2a : 1AA : 2aa            B. ½ A : ½ AA                C. 2A : 1a : 1AA : 2Aa      D. 100% AA
Câu 18: Cho giao phối giữa cây tứ bội Aaaa với cây lưỡng bội có kiểu gen Aa sẽ cho thế hệ F1 loại kiểu gen Aaa với tỉ lệ nào?
A. 12,5%.                    B. 6,25%.                    C. 3,125%.                  D. 25%.
Câu 19: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao 4n có kiểu gen AAaa giao phấn với cây thân cao 4n có kiểu gen Aaaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là
     A. 35 cao: 1 thấp.              B. 11 cao: 1 thấp.              C. 3 cao: 1 thấp.                D. 5 cao: 1 thấp.
Câu 20: Ở một loài thực vật, gen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định quả vàng. Cho cây 4n có kiểu gen aaaa giao phấn với cây 4n có kiểu gen AAaa, kết quả phân tính đời lai là
     A. 11 đỏ: 1 vàng.               B. 5 đỏ: 1 vàng.                 C. 1 đỏ: 1 vàng.                 D. 3 đỏ: 1 vàng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã phản hồi. Chúc bạn có một ngày tốt lành!!!!!