Quy luật di truyền


BÀI TẬP CHƯƠNG II
BÀI 8: QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LY
Câu 1: Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của MenĐen gồm:
   1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết
   2. Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1,F2,F3.
   3. Tạo các dòng thuần chủng.
   4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai
Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là:
     A. 1, 2, 3, 4                       B. 2, 3, 4, 1                       C. 3, 2, 4, 1                     D. 2, 1, 3, 4
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây trong phân bào được sử dụng để giải thích các quy luật di truyền Menđen?
     A. Sự phân chia của nhiễm sắc thể.             B. Sự nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể.
     C. Sự tiếp hợp và bắt chéo nhiễm sắc thể.   D. Sự phân chia tâm động ở kì sau.
Câu 3: Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng

A. các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể.                         

B. các gen phân li và tổ hợp trong giảm phân.

C. sự di truyền các gen tồn tại trong nhân tế bào.                  
D. biến dị tổ hợp phong phú ở loài giao phối.
Câu 4: Theo quan niệm về giao tử thuần khiết của Menđen, cơ thể lai F1 khi tạo giao tử thì:

   A. mỗi giao tử đều chứa một nhân tố di truyền của bố và mẹ.
   B. mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền của bố hoặc mẹ.
   C. mỗi giao tử chứa cặp nhân tố di truyền của bố và mẹ, nhưng không có sự pha trộn.
   D. mỗi giao tử đều chứa cặp nhân tố di truyền hoặc của bố hoặc của mẹ.
Câu 5: Theo Menđen, trong phép lai về một cặp tính trạng tương phản, chỉ một tính trạng biểu hiện ở F1. Tính trạng biểu hiện ở F1 gọi là
   A. tính trạng ưu việt.      B. tính trạng trung gian.      C. tính trạng trội.      D. tính trạng lặn
Câu 6: Điều không thuộc về bản chất của quy luật phân ly Menđen là gì?
   A. Mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định.
   B. Mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp gen qui định.
   C. Do sự phân ly đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố của cặp.
   D. F1 tuy là cơ thể lai nhưng khi tạo giao tử thì giao tử là thuần khiết.
Câu 7: mt loài thực vật, lôcut gen quy đnh màu sắc qu gồm 2 alen, alen A quy định qu đ tri hoàn toàn so với alen a quy đnh qu vàng. Cho cây (P) kiểu gen dị hợp Aa tự th phn, thu đưc F1. Biết rằng không phát sinh đt biến mi sự biểu hiện ca gen này không ph thuc vào điều kiện môi trường. Dự đoán nào sau đây là đúng khi nói v kiểu hình ở F1?
A. Trên mi cây F1   hai loại quả, trong đó có 75% số qu đ 25% số qu vàng.
B. Trên mi cây F1   hai loại quả, trong đó có 50% số qu đ 50% số qu vàng.
C. Các cây F1   ba loại kiểu hình, trong đó 25% số cây qu ng, 25% số cây quả đỏ và 50% số cây cả qu đ quả vàng.
D. Trên mi cây F1  chỉ mt loại quả, qu đ hoặc qu vàng.
Câu 8: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là:
A. Số lượng và sức sống của đời lai phải lớn.
B. Các cặp gen qui định các cặp tính trạng tương phản phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
C. Các gen tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng.
D. Các gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn.
Câu 9: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây cho F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 quả đỏ : 1 quả vàng?
A. AA x Aa.                          B. Aa x Aa.                          C.  Aa x aa.              D.  AA x aa.
Câu 10: Ở lúa, hạt tròn trội hoàn toàn so với hạt dài .Cho lúa hạt tròn lai với lúa hạt dài, F1 thu được 50% lúa hạt tròn & 50% lúa hạt dài. Cho biết kiểu gen ở P ?
A. Aa x AA                           B. AA x aa                           C. Aa x aa                D. Aa x aa
Câu 11: chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so vi alen a quy định quả vàng. Cho biết quá trình gim phân không xảy ra đột biến. Theo thuyết, những phép lai nào sau đây cho đi con cả cây quả đỏ và cây quả vàng?
A. Aa × aa và AA × Aa.                                            B. AA × aa và AA × Aa.
C. Aa × Aa và Aa × aa.                                            D. Aa × Aa và AA × Aa.
Câu 12: Trong lai một cặp tính trạng của Menđen, nếu các tính trạng di truyền theo hiện tượng trội không hoàn toàn, thì tỉ lệ kiểu gen ở F2 là:
           A. 1:1                          B. 1:2:1                       C. 3:1                          D. 1:3

BÀI 9: QUY LUẬT MENDEN: QUY LUẬT PHÂN LY ĐỘC LẬP
Câu 1: Cá thể có kiểu gen AaBbDDEe khi giảm phân sinh ra bao nhiêu loại giao tử ?
A. 2.                                      B. 6.                                      C. 4.                D. 8.
Câu 2: Cá thể có kiểu gen AaBbDD khi giảm phân sinh ra bao nhiêu loại giao tử ?
           A. 2.                            B. 3.                                         C. 4.                D. 8.
Câu 3: Phép lai P: AaBbDd x AaBBDD, ở thế hệ sau tạo bao nhiêu tổ hợp cá thể:
           A. 2                 B. 4                 C. 8                 D. 16
Câu 4: Cho phép lai P: AaBbDd x AabbDD. Tỉ lệ kiểu gen AaBbDd được hình thành ở F1
           A. 3/16.                       B. 1/8.             C. 1/16.          D. 1/4.
Câu 5: Cá thể có kiểu gen AaBbddEe tạo giao tử abde với tỉ lệ
           A. 1/4                          B. 1/6                          C. 1/8                          D. 1/16
Câu 6: Giả sử không có đột biến xảy ra, mỗi gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AabbDdEe × aaBbddEE cho đời con có kiểu hình trội về cả 4 tính trạng chiếm tỉ lệ
A. 6,25%.                               B. 12,50%.                 C. 18,75%.                             D. 37,50%.
Câu 7: Xét phép lai P: AaBbDd x AaBbDd. Thế hệ F1 thu được kiểu gen aaBbdd với tỉ lệ:

      A. 1/32                  B. 1/2                          C. 1/64                       D. ¼

Câu 8: Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBb (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn)
           A. 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.
           B. 1 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.
           C. 3 vàng, trơn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, nhăn.
           D. 3 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.
Câu 9: Cơ thể có kiểu gen AABb khi giảm phân bình thường tạo ra các loại giao tử là:
      A. AA, AB            B.AB, Bb                   C. AA, ab                     D. AB, Ab
Câu 10: Cơ thể có kiểu gen AaBB khi giảm phân bình thường tạo ra các loại giao tử là:
      A. Aa, BB            B. AB, BB                  C. AB, aB                    D. Aa, Bb
Câu 11: Ở một đậu Hà Lan, xét 2 cặp alen trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng; gen A: vàng, alen a: xanh; gen B: hạt trơn, alen b: hạt nhăn. Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBB x AaBb.
           A. 3 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn.                               B. 3 vàng, trơn: 1 xanh, trơn.
           C. 1 vàng, trơn: 1 xanh, trơn.                                D. 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn.
Câu 12: Trong trường hợp các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do, phép lai có thể tạo ra ở đời con nhiều loại tổ hợp gen nhất là
A.   AaBb × AABb.       B. Aabb × AaBB.      C. aaBb × Aabb.       D. AaBb × aabb.
Câu 13: Cho đậu Hà lan hạt vàng-trơn lai với đậu hạt vàng- nhăn đời lai thu được tỉ lệ 3 vàng -trơn:3 vàng- nhăn:1 xanh -trơn:1 xanh - nhăn. Thế hệ P có kiểu gen:
A. AaBb x aaBb.           B. AaBb x Aabb.      C. Aabb x AaBB.              D. AaBb x aaBB.

BÀI 10: TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN
Câu 1: Gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là
           A. gen trội.                 B. gen điều hòa.      C. gen đa hiệu.        D. gen tăng cường.
Câu 2: Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến đổi
     A. ở một tính trạng.                                               B. ở một loạt tính trạng do nó chi phối.
    C. ở một trong số tính trạng mà nó chi phối.         D. ở toàn bộ kiểu hình của cơ thể.
Câu 3: Trường hợp hai cặp gen không alen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng cùng tác động đến sự hình thành một tính trạng được gọi là hiện tượng
A.Tương tác bổ trợ. B. tương tác bổ sung.         C. tương tác cộng gộp.   D. tương tác gen.
Câu 4: Hiện tượng gen đa hiệu giúp giải thích:
A. Hiện tượng biến dị tổ hợp.       
B. Một gen bị đột biến tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.
C. Kết quả của hiện tượng đột biến gen.           
D. Sự tác động qua lại giữa các gen alen cùng quy định 1 tính trạng.
Câu 5: Gen qui định màu da ở người di truyền theo kiểu:
A. tương tác bổ trợ. B. tương tác bổ sung.      C. tương tác cộng gộp.       D. tương tác gen.
Câu 6: Giả sử màu da người do ít nhất 3 cặp alen quy định, trong kiểu gen sự có mặt của mỗi alen trội bất kì làm tăng lượng mêlanin nên da xẫm hơn. Người da trắng có kiểu gen:
  1. AaBbCc                     B. AaBbCc                C. Aabbcc                  D. AABBCC
Câu 7: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định tính trạng màu hoa. Sự tác động của 2 gen trội không alen quy định màu hoa đỏ, nếu thiếu sự tác động này cho hoa màu trắng. Xác định tỉ lệ phân li về kiểu hình ở F1 trong phép lai P: AaBb x aaBb.
     A. 3 đỏ: 5 trắng                B. 1 đỏ: 3 trắng                C. 5 đỏ: 3 trắng           D. 3 đỏ: 1 trắng
Câu 8: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định tính trạng màu hoa. Kiểu gen A-B-: hoa đỏ, A-bb và aaB-: hoa hồng, aabb: hoa trắng. Phép lai P: Aabb x aaBb cho tỉ lệ các loại kiểu h́nh ở F1 là bao nhiêu?
A. 2 đỏ: 1 hồng: 1 trắng.                           B. 1 đỏ: 3 hồng: 4 trắng.       
C. 3 đỏ: 1 hồng: 4 trắng                            D. 1 đỏ: 2 hồng: 1 trắng.

BÀI 11: LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN 
Câu 1: Khoảng cách giữa các gen trên bản đồ di truyền được đo bằng:
  A. Lực liên kết gen.                                B. Tần số hoán vị gen.               
 C. Tỉ lệ giao tử.                                       D. Độ bền vững của NST.
Câu 2: Các gen càng xa nhau thì tần số hoán vị gen:
     A. Càng nhỏ.                   B. Càng lớn.                 C. Không đổi.                   D. Tùy loài.
Câu 3: Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là gì?
A. Trao đổi chéo giữa các crômatit trong NST kép tương đồng ở kì đầu giảm phân I.
B. Hoán vị gen xảy ranhư nhau ở 2 giới đực và cái.
C. Các gen nằm trên cùng một NST bắt đôi không bình thường trong kì đầu của giảm phân I.
D. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST.
Câu 4: Trong công tác giống, ngưi ta thể dựa vào bản đồ di truyền để
A. rút ngắn thời gian chn đôi giao phi, do đó t ngắn thời gian tạo ging.
B. xác đnh thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit trên mt gen.
C. xác đnh độ thuần chng ca ging đang nghiên cu.
D. xác đnh mi quan h tri, lặn giữa các gen trên mt nhiễm sc thể.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng về hiện tượng liên kết gen
A. Liên kết gen (liên kết hoàn toàn) làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp
B. Liên kết gen (liên kết hoàn toàn) hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp
C. Số lượng nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài đó
D. Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết
Câu 6: Khi nói v liên kết gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong tế bào, các gen luôn di truyền cùng nhau thành mt nhóm liên kết.
B. Liên kết gen đảm bảo s di truyền bền vng ca tng nm tính trạng.
C. Liên kết gen làm ng sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
D. tất cả các loài động vật, liên kết gen chỉ giới đực mà không gii cái.
Câu 7: Khi nói về hoán vị gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ở tất cả các loài sinh vật, hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái mà không xảy ra ở giới đực.
B. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.
C. Hoán vị gen làm tăng biến dị tổ hợp.
D. Tần số hoán vị gen phản ánh khoảng cách tương đối giữa các gen trên nhiễm sắc thể.
Câu 8: Một cá thể có kiểu gen  AB/ab Dd.. Nếu các gen liên kết hoàn toàn thì có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
           A. 9                             B. 4                             C. 8                             D. 16
Câu 9: Một cá thể có kiểu gen  AB/ab Dd. Nếu xảy ra hoán vị gen thì có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
           A. 9                             B. 4                             C. 8                             D. 16
Câu 10: Cá thể có kiểu gen  tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ giao tử Ab thu được, nếu biết hoán vị gen đều xảy ra trong giảm phân hình thành hạt phấn và noãn với tần số 20%
           A. 20%                                   B. 40%                       C. 100%                     D. 10%
Câu 11: Tần số hoán vị gen là 10% tương ứng với:
           A. 1 cM                                   B. 10 cM                     C. 100 cM                  D. 10 Dm
Câu 12: Trên một nhiễm sắc thể, xét 4 gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là: AB=1,5 cM, BC = 16,5 cM, BD = 3,5 cM, CD = 20 cM, AC = 18 cM. Trật tự đúng của các gen trên nhiễm sắc thể đó là
  1. BACD.                        B. CABD.                   C. ABCD.                   D. DABC.

BÀI 12: DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH & DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN
Câu 1:  Di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng:
A. Gen qui định các tính trạng nằm trên NST giới tính X
B. Gen qui định các tính trạng nằm trên NST giới tính Y
C. Gen qui định các tính trạng nằm trên NST giới tính X và Y
  1. Các gen nằm trên NST giới tính di truyền liên kết hoàn toàn
Câu 2:  Dấu hiệu gen nằm trên NST giới tính Y:
A. Tính trạng do gen quy định luôn biểu hiện ở 1 giới (♂ hoặc ♀) và có hiện tượng di truyền thẳng (bệnh chỉ truyền con trai)
B. Tính trạng do gen quy định luôn biểu hiện ở 2 giới (♂ và ♀) và có hiện tượng di truyền thẳng
C. Tính trạng do gen quy định luôn biểu hiện ở 1 giới (♂ hoặc ♀) và có hiện tượng di truyền chéo
D. Tính trạng do gen quy định luôn biểu hiện ở 2 giới (♂ và ♀) và có hiện tượng di truyền chéo
Câu 3:  Ở người, Xm quy định máu khó đông, XM quy định máu đông bình thường. Bố bình thường, mẹ bị bệnh máu khó đông. Nếu họ sinh con thì kiểu hình của những đứa con này sẽ là:
A. Không bị bệnh.                                                         B. Chỉ có con trai bệnh.
C. Chỉ có con gái bệnh.                                                D. Con trai, con gái có thể bị bệnh hoặc không.
Câu 4: Hiện tượng con đực mang cặp NST giới tính XX, con cái mang cặp NST giới tính XY được gặp ở:
A. Động vật có vú.                     B. Chim, bướm và một số loài cá.               C. Bọ nhậy.            D. Châu chấu, rệp.
Câu 5: Bệnh mù màu, máu khó đông ở người do gen:
           A. lặn trên NST X.    B. Trội trên NST X.               C. Lặn trên NST Y.  D. Trội trên NST Y.
Câu 6: Ở người, tính trạng có túm lông trên tai di truyền
           A. độc lập với giới tính.       B. thẳng theo bố.     C. chéo giới. D. theo dòng mẹ.
Câu 7: Các gen ở đoạn không tương đồng trên nhiễm sắc thể X có sự di truyền
           A. theo dòng mẹ.      B. thẳng.          C. như các gen trên NST thường.         D. chéo.
Câu 8: Bệnh mù màu (do gen lặn gây nên) thường thấy ở nam ít thấy ở nữ, vì nam giới
           A. chỉ cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 1 gen lặn mới biểu hiện.
           B. cần mang 2 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện.
           C. chỉ cần mang 1 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện.
           D. cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện.
Câu 9: Ở người, gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định tính trạng máu khó đông, gen trội tương ứng A qui định tính trạng máu đông bình thường. Một cặp vợ chồng máu đông bình  thường sinh con trai mắc bệnh máu khó đông. Kiểu gen của cặp vợ chồng trên là
A. Xa Xa  và XAY.          B. Xa Xa và Xa Y.         C. XA Xa  và XAY.            D. XA XA  và Xa Y.
Câu 10: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật?
(1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục
(2) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính.
(3) Hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực.
(4) Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.
    A. 3                               B. 4                                 C. 1                                   D. 2
Câu 11: Trong quần thể của một loài lưỡng bội, xét một gen có hai alen là A và a. Cho biết không có đột biến xảy ra và quá trình ngẫu phối đã tạo ra trong quần thể 5 loại kiểu gen về gen trên. Tính theo lí thuyết, phép lai nào sau đây giữa hai cá thể của quần thể trên cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1: 1?
  1. Aa × aa          B. XAXa × XAY           C. AA × Aa                D. XAXA × XaY
Câu 12: Ở người, gen qui định tật dính ngón tay 2 và 3 nằm trên nhiễm sắc thể Y, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể X. Một người đàn ông bị tật dính ngón tay 2 và 3 lấy vợ bình thường, sinh con trai bị tật dính ngón tay 2 và 3. Người con trai này đã nhận gen gây tật dính ngón tay từ
A.    bố.                B. mẹ.             C. ông ngoại.                        D. bà nội.


BÀI 13: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN
Câu 1: Những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường được gọi là
A. đột biến.    B. đột biến gen.        C. thường biến.       D. đột biến nhiễm sắc thể.
u 2: Tập hp c kiu hình của cùng mt kiểu gen ơng ng với c môi trưng khác nhau đưc gọi
A. mức phản ứng của kiu gen.                                       B. biến dị tổ hp.
C. sự mềm dẻo của kiểu hình (thưng biến).                D. thể đột biến.
Câu 3: Một trong những đặc điểm của thường biến là
A. có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.                      B. phát sinh trong quá trình sinh sản hữu tính.
C. xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định.                                     D. di truyền được cho đời sau và là nguyên liệu của tiến hóa.
Câu 4: ví dụ không thể minh hoạ cho thường biến là:
A. Cây bàng rụng lá mùa đông, sang xuân ra lá.
B. Người nhiễm chất độc da cam có con dị dạng.
C. Thỏ xứ lạnh có lông trắng dày vào mùa đông, lông xám mỏng vào mùa hè.
  1. Tắc kè thay đổi màu sắc theo nền môi trường.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thường biến?
A. Thường biến là loại biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định.
B. Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể.
C. Thường biến là loại biến dị di truyền qua sinh sản hữu tính.
D. Thường biến là loại biến dị không di truyền qua sinh sản hữu tính.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình?
A. Kiểu hình chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà không chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường.
B. Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền một kiểu gen.
C. Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
D. Kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường.
Câu 7: Sau đây là một số đặc điểm của biến dị:
(1) Là những biến đổi ở kiểu gen.
(2) Là những biến đổi di truyền được qua sinh sản.
(3) Là những biến đổi đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với môi trường.
(4) Là những biến đổi đột ngột, gián đoạn về một hoặc một số tính trạng nào đó.
(5) Là những biến đổi ở kiểu hình không liên quan đến sự biến đổi trong kiểu gen.
Những đặc điểm của thường biến gồm:
A. (1), (4).                   B. (3), (5).                   C. (2), (4).                   D. (1), (2).
Câu 8: Cho các bước sau
(1) Tạo ra các cây có cùng một kiểu gen
(2) Tập hợp các kiểu hình thu được từ những cây có cùng kiểu gen
(3) Trồng các cây có cùng kiểu gen trong những điều kiện môi trường khác nhau.
Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen ở thực vật cần tiến hành các bước lần lượt như sau
    A. (1) à (2) à (3)                                               B. (3) à (1) à (2)          
C. (1) à (3) à (2)                                      D. (2) à (1) à (3)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã phản hồi. Chúc bạn có một ngày tốt lành!!!!!